1. Phong cách nội thất chiết trung là gì?
Phong cách trang trí chiết trung còn được gọi là Eclectic style. Nó là phong cách thể hiện sự giao thoa giữa cái cũ và cái mới, giữa đơn giản khiêm tốn và sang trọng khoa trương, giữa phong cách phương Đông và phương Tây. Chiết trung khuyến khích sự sáng tạo, sử dụng những yếu tố thẩm mỹ cá nhân nhưng vẫn tuân thủ những quy tắc, khoa học, logic hợp lý. Theo một số định nghĩa của các nhà kiến trúc sư nổi tiếng, Eclectic Style chính là sự vay mượn các phong cách khác nhau để tạo nên một tổng thể hợp lý, duy nhất.
2. Lịch sử ra đời của phong cách nội thất chiết trung
Thuật ngữ eclecticism (được dịch là chủ nghĩa chiết trung) bắt đầu được sử dụng một cách rộng rãi vào thời kỳ phong cách hậu hiện đại lên ngôi tức là vào nửa sau của thế kỷ XIX.
Thực ra, chủ nghĩa này đã được gọi tên từ những năm đầu của thế kỷ 18, nhưng nó mới chỉ được dùng một cách bó buộc trong hội hoạ. Chỉ đến khi phong cách Tân cổ điển (Neoclassicism) tại những nước tiên tiến đi đầu về kiến trúc tại châu Âu đã bị bão hoà, thì chủ nghĩa chiết trung mới được sử dụng chính thức như một phong cách kiến trúc. Do đó, nhiều nhà kiến trúc sư đã hoà trộn những tư duy, phong cách thiết kế xa xưa hơn từ thời Ai Cập, Gothic, Roman, Byzantine vào với cách thiết kế hiện đại, nhằm mang đến cho công trình kiến trúc một dấu ấn riêng. Và đó chính là khi Eclectic trở thành một phong cách riêng biệt vẫn được ưa chuộng cho đến tận bây giờ.
Vào những năm đầu của thế kỷ XX, phong cách chiết trung ảnh hưởng rất lớn tới kiến trúc Việt Nam. Bằng chứng cho sự ảnh hưởng đó là sự ra đời của phong cách Đông Dương. Đây là một phong cách thiết kế có sự kết hợp hoàn hảo giữa kiến trúc phương Tây với kiến trúc An Nam truyền thống.
Một số công trình mang tư duy chiết trung tiêu biểu trong thời kỳ này ở Việt Nam có thể kể đến là viện Pasteur, nhà thờ Cửa Bắc, bảo tàng Louis Finot.
3. Đặc điểm của phong cách nội thất chiết trung.
Sự cân bằng
Sự cân bằng là nguyên tắc cơ bản trong hoạch định kích thước, tỷ lệ và cân đối bố cục. Đối với bất kì phong cách nào sự cân bằng cũng được đặt lên hàng đầu, nhưng đối với phong cách kiến trúc chiết trung, một khi đã là sự kết hợp của nhiều phong cách khác lại với nhau thì sự cần bằng càng quan trọng hơn. Một tổng thể mang màu sắc khác biệt nhưng vẫn phải có sự thống nhất, không quá mờ nhạt cũng không quá nổi trội mà có một sự hòa hợp cân bằng đặc biệt trong không gian nội thất chiết trung.
Sự đối lập và nguyên tắc
Chính vì được kết hợp từ nhiều phong cách nên tính đối lập trong phong cách kiến trúc chiết trung rất cao và được thể hiện khá rõ ràng. Mặc dù đối lập thế nhưng vẫn mang lại sự hài hòa cho không gian, chỉ cần bạn tính toán kỹ về việc kết hợp các màu sắc, hình dáng và kích thước của các đồ vật vẫn sẽ đem đến một không gian hài hòa. Khi có nhiều nét tương đồng trong không gian, đó chính là cơ hội để những sự đối lập, sự tương phản lộ ra làm không gian có điểm nhấn và có sức hút hơn.
Sự lặp lại
Sự lặp lại sẽ tạo nhịp điệu cho căn phòng, những yếu tố về màu sắc, hình dáng, kích thước, kết cấu của các đồ vật được lặp lại theo chu kỳ tạo sự uyển chuyển giống như một làn sóng. Bạn dễ dàng tạo nhịp điệu cho không gian nội thất chiết trung bằng cách cân bằng nội thất và sắp xếp chúng lặp lại một cách có chủ ý như tranh ảnh, họa tiết, màu sắc của các đồ vật. Hãy sáng tạo không gian của bạn nhiều hơn ví dụ lặp lại hình chữ nhật bằng cách thiết kế ô cửa hình chữ nhật, bàn cà phê chữ nhật, tác phẩm tranh nghệ thuật hình chữ nhật, sự lặp lại này sẽ làm cho không gian nội thất chiết trung cuốn hút và nổi bật.
Nền đơn giản
Khi bạn đã có những đồ vật nội thất nổi bật, những phụ kiện trang trí bắt mắt thì nền là yếu tố giúp những đồ vật khác đứng bên cạnh trở nên nổi bật hơn. Nền của tường và sàn nhà cần sự đơn giản và có thể đối lập với các đồ vật trang trí. Thông thường tường nhà trong phong cách chiết trung cổ điển này là màu trắng, bạn có thể thấy một sự đơn điệu nào đó nếu sử dụng hoàn toàn màu trắng, vậy hãy kết hợp thêm một chút màu xanh nhạt, xám khói hay màu da. Bạn hãy linh hoạt kết hợp màu sắc trong phòng, kết hợp hài hòa với các đồ vật nội thất chắc chắn phòng sẽ có điểm nhấn và nền tách biệt.
Chất liệu
Phong cách nội thất chiết trung sử dụng tất cả các chất liệu có thể, không có một giới hạn nào trong phong cách này, quan trọng bạn phải lựa chọn chất liệu phù hợp với sở thích, tài chính thể hiện được chiều sâu và ý nghĩa của đồ vật. Ngoài chiều sâu của đồ nội thất bạn phải biết phối kết hợp chúng với khung cảnh để tạo ra sự độc nhất.
Màu sắc
Tiếp tục là một sự khoáng đạt, không có ranh giới hay giới hạn trong màu sắc, vì phong cách chiết trung chính là sự kết hợp của rất nhiều phong cách. Không có màu sắc chủ đạo, cố định hay nguyên tắc nào trong cách phối hợp màu của phong cách này. Do đó, bạn có thể lựa chọn màu sắc theo sở thích cá nhân, kết hợp màu sắc hài hòa nhờ công thức màu của riêng bạn hay các công thức màu đẹp bạn có thể dễ dàng tìm thấy trên internet. Hãy tự do sáng tạo nhưng nên nhớ phải đề cao tính thẩm mỹ, làm hài lòng bạn những không gây mất thiện cảm.
Điểm nhấn
Điểm nhấn trong phong cách thiết kế nội thất chiết trung này có thể là đồ nội thất, các món đồ đơn giản lưu niệm sau những chuyến đi của bạn hay bất kì đồ vật yêu thích nào của bạn đều có thể trở thành điểm nhấn. Nhưng để không gian thực sự thu hút thì tấm thảm hay bức tượng sẽ là vật dễ làm điều đó nhất.
Sử dụng các yếu tố bất ngờ
Có quá nhiều sự đặc sắc trong phong cách chiết trung, nếu thiết kế không có chủ đích thì bạn dễ làm cho không gian trở nên mờ nhạt, loãng. Hãy cân bằng các yếu tố lại với nhau, nếu bạn đã sử dụng quá nhiều đồ vật hiện đại thì hãy sử dụng một chút phong cách cổ điển để cân bằng trở lại.
4. Vì sao nên chọn phong cách thiết kế nội thất chiết trung
Phong cách thiết kế nội thất Chiết trung (Eclectic) là sự độc đáo, phong cách, cá tính và sáng tạo. Điều này là lý tưởng cho những người muốn thoát khỏi các quy tắc nghiêm ngặt của các xu hướng đã biết và muốn duy trì phong cách của riêng mình.
Tóm lại, như chúng ta có thể thấy, từ mô tả chi tiết về phong cách thiết kế hiện đại và vượt thời gian này, đó là nhu cầu của mỗi người, những người quan tâm đến hình ảnh của họ và không thích sự phô trương quá mức. Các ý tưởng thiết kế của phong cách thiết kế nội thất Chiết trung (Eclectic) sẽ không bao giờ mất đi tính thực tế của chúng do tính phổ quát của khái niệm này. Người ta có thể nhầm lẫn phong cách này với các phong cách cổ xưa, như baroque, hoặc gọi nó là một phong cách tân cổ điển xa hoa, nhưng nó sẽ mang dáng vẻ độc đáo và đa dạng qua các thời đại.
5. Một số lưu ý khi thiết kế nội thất theo phong cách chiết trung
Dùng nhiều cây xanh cho không gian theo phong cách nội thất Eclectic. Những ngôi nhà theo phong cách chiết trung thường có nhiều cây xanh. Đừng ngại bài trí các cây xanh khắp nhà để có được cảm giác Electic.
Ưu tiên bài trí cửa ra vào. Cửa ra vào của bạn là thứ đầu tiên mà khách nhìn thấy khi họ bước vào ngôi nhà của bạn. Hãy làm nó cá tính và đậm chất Eclectic bằng cách kết hợp nhiều kết cấu và màu sắc với nhau. Một tấm thảm cổ điển cũng là lựa chọn hoàn hảo để hoàn thiện không gian.
Hãy thử sức dùng nhiều màu sắc trong thiết kế. Nếu bạn yêu thích căn nội thất đầy màu sắc, phong cách chiết trung là dành cho bạn. Đừng ngại sử dụng các màu sắc đậm và tông màu sáng với các màu tương phản độc đáo
Thể hiện cá tính với phong cách thiết kế Eclectic. Hãy nhớ rằng, phong cách Eclectic cho phép bạn tự do thể hiện cá tính của mình. Bạn có thể trang trí ngôi nhà của mình với những thứ bạn yêu thích hay những đồ vật quan trọng đối với bạn.
Một chút “táo bạo” là cần thiết với phong cách này. Bạn đã bao giờ cân nhắc việc ốp tường trần nhà của mình chưa? Trang trí nhà theo phong cách Eclectic luôn có đi kèm với một chút bất ngờ. Trần nhà được ốp các họa tiết vui nhộn góp phần tạo nên không gian phòng tắm độc đáo.
1. Căn hộ xanh lá nội thất phong cách chiết trung Do kiến trúc sư Oksana Dolgopiatova thiết kế
2. Căn hộ Tọa lạc tại thành phố Saint Petersburg, Nga. Được thiết kế bởi công ty ToTaste
3. Căn hộ hiện đại với nội thất chiết trung sáng sủa ở Barcelona Do kiến trúc sư Anna Pufik thiết kế
4. Căn hộ chiết trung ở New York Được thiết kế bới kiến trúc sư chuyên thiết kế nội thất Alexandra Champalimaud
5. Nhà phố ở Washington Được thiết kế bởi Zoe Feldman.
Mọi người HÃY ĐĂNG KÝ KÊNH H2 Architects để theo dõi những mẫu thiết kế mới của chúng tôi tại đây:
H 2 a r h i t e c t s
Architrcture l Interior I Landscape I Construction
Đừng quên like và chia sẻ cho mọi người nếu thấy bài viết này hay nhé !