Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp là gì ?

Phong cách thiết kế nội thất industrial hay phong cách thiết kế nội thất công nghiệp là phong cách thẩm mỹ không đòi hỏi những chi tiết trang trí cầu kì, thậm chí đi ngược lại hai chữ “bóng bẩy” phổ biến trong thiết kế hiện đại. Đặc trưng của phong cách thiết kế Industrial là những bức tường không xây trát, những đường ống không che đậy, tạo nên một phong cách mộc mạc, gần gũi. Sử dụng chất liệu hoàn toàn tự nhiên như gỗ và sắt, đồ đạc có chút thô sơ nhưng vẫn đảm bảo chức năng.

Lịch sử phong cách thiết kế nội thất công nghiệp ?

Phần lớn các tài liệu cho rằng nó được phát triển vào đầu thế kỷ 20. Trước khi cuộc cải cách công nghiệp lần hai kết thúc, xu hướng dịch chuyển theo hướng toàn cầu hóa. Lúc đó, các nhà máy tại Tây Âu đóng cửa và họ chuyển xưởng sản xuất tới những quốc gia có chi phí lao động thấp. Do đó, những tòa nhà này bị bỏ hoang.

Qua thời gian, dân số tại các thành phố tăng nhanh khiến diện tích sinh sống trở nên khan hiếm. Giải pháp hợp lý là chuyển đổi các khu vực công nghiệp quanh thành phố thành khu cư dân.

Thay vì che đi quá khứ của những ngôi nhà này, các kiến trúc sư thường muốn tôn vinh chúng. Tường để trần, sàn thô ráp và cửa sổ kính lớn là những dấu hiệu còn sót lại từ thời tòa nhà còn là nhà máy. Đây cũng là các yếu tố tràn ngập trong phong cách thiết kế nội thất công nghiệp. Từ đó đến nay, những đặc điểm này của phong cách nội thất Industrial Interior không mấy thay đổi.

Đặc điểm phong cách thiết kế nội thất công nghiệp?

Trần trụi

Phong cách Industrial thường nhấn mạnh vào những thiết kế đơn giản, để lộ nhiều hơn, vật liệu thô hơn. Chẳng hạn như những bức tường chưa hoàn thành, những viên gạch cũ kĩ, đường ống kim loại,…. Tất cả được thiết kế cố tình để lộ sự trần trụi. Từ đó mô phỏng lại những nhà máy, xí nghiệp ở các khu công nghiệp. Nơi có tần suất hoạt động cao, việc hỏng hóc, thay thế là không tránh khỏi. Vì thế chúng phải được thiết kế đơn giản, “phô bày” để dễ đường xử lý khi hỏng hóc.

Không gian rộng mở

Bản chất của phong cách Industrial là khoảng không gian rộng lớn từ nhà máy công nghiệp. Vì vậy, khi đem phong cách này vào nội thất nhà ở bạn cũng nên tạo thành một không gian rộng, mô phỏng lại sự rộng rãi, không hạn chế. Bạn có thể tạo được cảm giác rộng lớn bằng cách giữ cửa sổ trần và đơn giản hóa nội thất trong phòng.

Với không gian nhỏ, bạn có thể tạo không gian mở bằng cách liên thông giữa phòng khách và phòng bếp. Hãy nhớ nên tránh các vách ngăn hay tủ chắn giữa hai khu vực này. Hãy để phòng khách và bếp ăn đều cùng một không gian sinh hoạt chung. Như vậy là không gian của bạn đã trở nên rộng rãi đáng kể.

Tông màu

Trắng, đen, xám là những màu sắc gắn liền với yếu tố công nghiệp. Vì vây, 3 màu này cũng là màu chủ đạo trong nội thất phong cách Industrial. Bạn cũng nên lựa chọn nội thất theo những tông màu cơ bản này để tạo nên sự hài hòa trong tổng thế.

Ví dụ với phòng khách có tường trắng thì bộ ghế sofa và rèm cửa thường có màu xám, xanh xám, nâu. Ngược lại, nếu tường có màu xám, thì màu trắng dành cho ghế sofa và rèm cửa sẽ tạo ra điểm nhấn trong phòng. Những vật dụng khác như bàn, ghế nhỏ, tủ, kệ, đèn, quạt … cũng có màu sắc “lạnh” tương tự theo xu hướng công nghiệp.

Thực tế, không kiểu cách

Đồ nội thất trong phong cách công nghiệp là những vật dụng đơn giản với đường nét rõ ràng. “Xương sống” cốt lõi là thể hiện chính xác nhất tính trần trụi và cực kì cơ bản của nội thất trong phong cách này. Nhưng điều đó không có nghĩa là sẽ không có sự thoải mái khi sử dụng. Bạn có thể dùng đệm hay miếng bọc đơn giản, không quá rườm rà cầu kì cho nội thất. Như vậy, bạn vẫn tạo ra sự thoải mái và tiện dụng mà không làm mất đi phong cách đang hướng tới.

Trang trí ngẫu hứng

Trang trí ngẫu hứng là xu hướng trang trí chính trong phong cách thiết kế Industrial. Mỗi vật dụng được sắp đặt rất ngẫu hứng. Đó không phải là sự bừa bộn mà là sự sắp đặt theo ý đồ riêng của mỗi người. Một số tấm ảnh gia đình, bạn bè, người thân dán trực tiếp lên tường. Các chồng sách, đèn, chai lọ được đặt trên nền nhà hay trên ghế. Những khung tranh ảnh lớn không treo cao mà được nằm tựa tường ở góc phòng. Mọi thứ đều mang nét đơn giản nhưng khắc họa rõ nét cá tính của người sử dụng.

Nếu bạn đang có ý định thử trang trí căn hộ của mình theo lối Industrial này thì hãy cứ thử áp dụng theo những quy tắc trên dựa trên cá tính riêng của mình để có được một không gian sống đậm chất công nghiệp, đơn giản mà phong cách.

Vì sao phong cách công nghiệp được gọi là thiết kế táo bạo, mạnh mẽ?

Khi tìm hiểu về phong cách Industrial Style, có thể nói ngay từ cái tên phong cách kiến trúc công nghiệp đã phần nào khiến con người cảm nhận được sự mạnh mẽ trong thiết kế. Thực tế, một không gian theo Industrial Style mang trong mình đậm chất cá tính và sự táo bạo bởi những ý tưởng kết hợp độc đáo từ sự thô sơ của các xưởng sản xuất với nét hiện đại trong đồ nội thất.

Nếu như chúng ta nghĩ rằng, những mảng tường bong tróc, những viên gạch thô ráp kết hợp với một bộ sofa da cao cấp, một chiếc tivi hiện đại màn hình 4K là sự khập khiễng và không ăn nhập thì với bàn tay khéo léo của các kiến trúc sư thiết kế chúng lại trở nên hoàn toàn ấn tượng. Chính từ những sự kết hợp táo bạo này đem đến một không gian hoàn toàn khác biệt, cá tính và gây ấn tượng mạnh cho bất kỳ người chiêm ngưỡng nào.

Điểm độc đáo trong thiết kế phong cách công nghiệp ?

Đó là sự đối lập giữa style cổ điển và hiện đại. Có thể nói, xu hướng thiết kế công nghiệp chính là sự kết hợp phá bỏ nhiều rào cản về định kiến và giới hạn của sự sáng tạo. Dựa trên nền tảng kiến trúc cũ nhuộm màu sắc cổ điển với thiết kế xà dầm, khung cửa kính vòm, gam màu tối chủ đạo, các kiến trúc sư đã thổi hồn của cuộc sống hiện đại vào đó bằng cách thêm các chi tiết decor với đường nét mạnh mẽ và đồ nội thất công nghệ cao vào không gian.

Sự đối lập giữa cổ điển và hiện đại xuất hiện bất kỳ đâu trong ngôi nhà. Hệ thống chiếu sáng có thể vừa bao gồm những kiểu bóng đèn sợi tóc từ thời Edison phát minh cùng các kiểu đèn LED hiện đại. Một bộ sofa đường nét rất hiện đại nhưng lại có điểm nhấn bằng những chiếc gối dựa họa tiết vương giả, quý tộc. Căn bếp vẫn đầy đủ thiết bị hiện đại từ lò nướng, lò vi sóng, hút mùi, bếp điện, … dù đồ dùng lại là những chiếc đĩa cổ, những chiếc xoong nồi nhuộm màu thời gian.

Sự đối lập không ăn ý này lại tạo nên một cảm giác tùy hứng, độc đáo mà vẫn thể hiện cá tính riêng không trộn lẫn của gia chủ. Một ý tưởng phù hợp cho những người không bị gò bó bởi bất kỳ giới hạn nào.

5 ngôi nhà có thiết kế nội thất phong cách công nghiệp táo bạo, mạnh mẽ

1. Căn hộ được mang tên là Gác xép công nghiệp tươi sáng, được trang trí bởi đơn vị House Doctor. Căn hộ tọa lạc tại New York.

2. Ngôi nhà mang phong cách công nghiệ ở thành phố Minsk, Belarus, có diện tích 151m2 theo phong cách gác xép hiện đại. Được thiết kế bởi công ty VAE , nội thất được trang trí với các đặc điểm công nghiệp bằng kim loại và bê tông, được làm mềm và ấm áp bởi nhiều tông màu gỗ.

3. Ngôi nhà tuyệt đẹp Cởi mở, hấp dẫn và hiện đại công nghiệp quyến rũ bên cạnh cánh đồng ở ISRAEL. Được thiết kế bởi Jacobs-Yaniv Architects

4. Căn hộ mang phong cách công nghiệp này có tên là Hayloft, ở Ukraine, có diện tích 197 m2, được thiết kế bởi Đơn vị thiết kế: Loft buro, hoàn thành vào năm 2020

5. Căn hộ theo phong cách công nghiệp với bảng màu đơn sắc nằm ở Cape Town, Nam Phi. Được thiết kế bởi, Kim Smith, một nhà thiết kế nội thất nổi tiếng ở Nam phi

 

Mọi người HÃY ĐĂNG KÝ KÊNH H2 Architects để theo dõi những mẫu thiết kế mới của chúng tôi tại đây:

https://goo.gl/91C4Nr

H 2 a r h i t e c t s

Architrcture l Interior I Landscape I Construction

Đừng quên like và chia sẻ cho mọi người nếu thấy bài viết này hay nhé !