QUY TRÌNH CÁC BƯỚC TRIỂN KHAI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

You are here:

Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng, các giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng

Tại Điều 5 Luật Xây dựng 2014 quy định về trình tự đầu tư xây dựng có 3 GIAI ĐOẠN, trừ trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ gồm:

Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng Giai đoạn chuẩn bị đầu tư gồm những công tác gì?

Trong giai đoạn chuẩn bị dự án, có các công việc cần làm như sau:

  • Khảo sát xây dựng;
  • Lập, thẩm định, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có);
    • Lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng phục vụ lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng;
    • Lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi để phê duyệt/quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án; 

Bước 1: Quy hoạch xây dựng công trình

Dự án đầu tư xây dựng nào muốn hình thành đều cần phải kiểm tra lại quy hoạch của khu vực dự án dự kiến. Nhà nước quản lý dự án theo quy hoạch nên bắt buộc dự án muốn hình thành phải có quy hoạch chi tiết (QHCT). Trách nhiệm lập, thẩm định, phê duyệt QHCT là của chính quyền đại phương.

Quy trình quy hoạch xây dựng công trình bao gồm các bước:

  • Xin cấp phép quy hoạch.
  • Lập quy hoạch 1/2000.
  • Thỏa thuận quy hoạch kiến trúc.
  • Lập quy hoạch 1/500.
  • Phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 và các phương án kiến trúc sơ bộ.

Khi thực hiện quy hoạch, nhất thiết phải có bước rà soát nhắm đảm bảo 2 mục đích:

  • Mục đích thứ nhất: Dự án nằm tại khu vực chưa có quy hoạch chi tiết nhà đầu tư cần chờ địa phương lập quy hoạch chi tiết tuy nhiên thông thường nhà đầu tư thường đề xuất tài trợ lập QHCT.
  • Mục đích thứ hai: Dự án nằm tại khu vực đã có quy hoạch chi tiết, nhà đầu tư tùy theo mục đích của mình cần xin điều chỉnh QHCT để đáp ứng mục đích, hiệu quả đầu tư.

Chú ý: Nhà đầu tư chưa chắc đã trở thành Chủ đầu tư dự án sau này.

Bước 2: Lựa chọn Nhà đầu tư

Sau khi Quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt theo đúng quy trình, địa phương cần tiến hành lựa chọn nhà đầu tư. Có 03 hình thức lựa chọn Nhà đầu tư, như sau:

  • Hình thức 1: Đấu thầu lựa chọn Nhà đầu tư.
  • Hình thức 2: Đấu giá quyền sử dụng đất chỉ áp dụng với đất sạch (đã được giải phóng mặt bằng).
  • Hình thức 3: Quyết định chủ trương đầu tư/ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Đây là hình thức chỉ định Chủ đầu tư, hiện nay đang hạn chế áp dụng tại các địa phương.

Bước 3: Phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi và Hồ sơ thiết kế cơ sở

Chủ đầu tư thực hiện lập, trình thẩm định và phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi và hồ sơ thiết kế cơ sở để có cơ sở triển khai các bước tiếp theo việc lập, trình thẩm định tuân thủ theo quy định của Luật xây dựng.

Bước 4: Báo cáo đánh giá tác động môi trường khi thực hiện dự án

Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc xác nhận cam kết kế hoạch bảo vệ môi trường (đối với các dự án đấu giá đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư và dự án đã thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư, cấp giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi thực hiện thủ tục về môi trường).

Bước 5: Hoàn thành các thủ tục về đất đai

Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.

Giai đoạn 2: Giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng Trình tự hình thành, thực hiện dự án đầu tư xây dựng

Trong giai đoạn thực hiện dự án, có trình tự các bước phải làm gồm:

  • Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có);
  • Khảo sát xây dựng;
  • Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng;
  • Cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng);
  • Lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; 
  • Thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng;
  • Tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành;
  • Vận hành, chạy thử;
  • Nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng;
  • Bàn giao công trình đưa vào sử dụng và các công việc cần thiết khác;

Sau khi đã hoàn thành các thủ tục về đất đai và có quyết định giao đất hoặc hợp đồng cho thuê đất (chưa cần có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất) là đủ các điều kiện để triển khai các bước thực hiện đầu tư.

Giai đoạn II sẽ bao gồm các bước sau:

Bước 6: Lập, thẩm định, phê duyệt Bản vẽ thi công

Chủ đầu tư lập bản vẽ thi công, thẩm tra thẩm định theo quy định tuy vào quy mô của dự án. Bản vẽ thi công được phê duyệt là cơ sở để triển khai thi công tại hiện trường.

Quá trình khảo sát xây dựng có thể chia thành 2 giai đoạn: khảo sát sơ bộ phục vụ lập báo cáo đầu tư và khảo sát chi tiết phục vụ thiết kế.

Quy trình của bước này sẽ được làm theo trình tự như sau:

  • Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng (KSXD).
  • Lựa chọn nhà thầu KSXD.
  • Lập và phê duyệt phương án kỹ thuật KSXD.
  • Thực hiện khảo sát xây dựng.
  • Giám sát công tác khảo sát xây dựng.
  • Khảo sát bổ sung (nếu có).
  • Nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng.
  • Lưu trữ kết quả khảo sát xây dựng.

Thiết kế xây dựng công trình gồm các bước: thiết kế sơ bộ (trường hợp lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi), thiết kế cơ sở (được thực hiện trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng), thiết kế kỹ thuật; thiết kế bản vẽ thi công và các bước thiết kế khác (nếu có). Người quyết định đầu tư quyết định thực hiện thiết kế theo các bước sau:

  • Thiết kế một bước: ba bước thiết kế được gộp thành một bước gọi là thiết kế bản vẽ thi công (công trình chỉ lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật).
  • Thiết kế hai bước: bước thiết kế cơ sở và bước thiết kế bản vẽ thi công (công trình phải lập dự án).
  • Thiết kế ba bước: Bao gồm bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công (dành cho dự án có quy mô lớn, phức tạp).

Khi nào thiết kế 1 bước, 2 bước, 3 bước?

Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP, Điều 23. Các bước thiết kế xây dựng:
1. Thiết kế xây dựng gồm các bước: Thiết kế sơ bộ (trường hợp lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi), thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các bước thiết kế khác (nếu có) theo thông lệ quốc tế do người quyết định đầu tư quyết định khi quyết định đầu tư dự án.
2. Dự án đầu tư xây dựng gồm một hoặc nhiều loại công trình, mỗi loại công trình có một hoặc nhiều cấp công trình. Tùy theo loại, cấp của công trình và hình thức thực hiện dự án, việc quy định số bước thiết kế xây dựng công trình do người quyết định đầu tư quyết định, cụ thể như sau:
a) Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng;
b) Thiết kế hai bước gồm thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình phải lập dự án đầu tư xây dựng;
c) Thiết kế ba bước gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình phải lập dự án đầu tư xây dựng, có quy mô lớn, yêu cầu kỹ thuật và điều kiện thi công phức tạp;
d) Thiết kế theo các bước khác (nếu có) theo thông lệ quốc tế.
3. Công trình thực hiện trình tự thiết kế xây dựng từ hai bước trở lên thì thiết kế bước sau phải phù hợp với các nội dung, thông số chủ yếu của thiết kế ở bước trước.

4. Trường hợp thiết kế ba bước, nếu nhà thầu thi công xây dựng có đủ năng lực theo quy định của pháp luật thì được phép thực hiện bước thiết kế bản vẽ thi công.


Dự án lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật
Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP, Điều 5. Phân loại dự án đầu tư xây dựng
Dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm:
a) Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;
b) Công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất).

Trình tự thực hiện thiết kế xây dựng công trình:

  • Lập nhiệm vụ thiết kế thiết kế xây dựng công trình.
  • Thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng (nếu có).
  • Lựa chọn nhà thầu thiết kế thiết kế xây dựng công trình.
  • Thiết kế xây dựng công trình.
  • Thẩm định thiết kế cơ sở (được thực hiện cùng lúc với thẩm định dự án đầu tư); Thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật.
  • Thẩm định thiết kế kỹ thuật (thiết kế 3 bước) và dự toán xây dựng; thiết kế bản vẽ thi công (thiết kế 2 bước) và dự toán xây dựng; thực hiện thẩm tra thiết kế để phục vụ công tác thẩm định.
  • Phê duyệt thiết kế kỹ thuật (thiết kế 3 bước) và dự toán xây dựng; thiết kế bản vẽ thi công (thiết kế 2 bước) và dự toán xây dựng.
  • Thẩm định; phê duyệt thiết kế kỹ thuật (thiết kế 3 bước) và dự toán xây dựng; thiết kế bản vẽ thi công (thiết kế 2 bước) và dự toán xây dựng.
  • Thay đổi thiết kế (nếu có).
  • Nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình.
  • Giám sát tác giả.

Bước 7: Lập, thẩm duyệt hồ sơ xin thẩm duyệt PCCC (phòng cháy chữa cháy).

Bước 8: Xin cấp phép xây dựng.

Bước 9: Triển khai thi công tại hiện trường.

Đầu tiên chủ đầu tư cần tiến hành chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình. Sau đó sẽ lựa chọn nhà thầu giám sát thi công.

Tiếp theo chủ đầu tư lập, thẩm tra hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất để lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; thẩm tra kết quả lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng. Cuối cùng, chủ đầu tư sẽ tiến hành thông báo khởi công xây dựng.

Triển khai thi công tại hiện trường cần đảm bảo được những yếu tố sau:

  • Thực hiện quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, hợp đồng xây dựng, an toàn lao động trên công trường xây dựng, môi trường xây dựng…
  • Thực hiện, quản lý hệ thống thông tin công trình.
  • Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng (theo yêu cầu).
  • Nghiệm thu công việc, giai đoạn và công trình hoàn thành.
  • Tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành.
  • Kiểm tra chất lượng công trình xây dựng của cơ quan quản lý nhà nước khi nghiệm thu hoàn thành để đưa công trình vào sử dụng.
  • Kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án.
Giai đoạn 3: Giai đoạn kết thúc xây dựng Trong giai đoạn kết thúc làm dự án,trình tự các bước cần làm sau:

  • Quyết toán hợp đồng xây dựng;
  • Quyết toán dự án hoàn thành;
  • Xác nhận hoàn thành công trình;
  • Bảo hành công trình xây dựng;
  • Bàn giao các hồ sơ liên quan và các công việc cần thiết khác.

Bước 10: Hoàn công xây dựng đưa công trình vào sử dụng.

Trong bước 10 cần thực hiện các công tác theo thứ tự như sau:

  • Bàn giao công trình hoàn thành để đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử.
  • Thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình.
  • Kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình.
  • Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình (trường hợp thuê tư vấn
  • Cấp giấy phép hoạt động:

Mở ngành, nghề…..;

Cho phép hoạt động;

Chứng nhận đủ điều kiện (Dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện).Chứng nhận quyền sở hữu công trình/ sở hữu nhà ở.

  • Bảo hiểm, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng.
  • Đăng kiểm chất lượng quốc tế (nếu có).

 

LIST HỒ SƠ XIN THẨM ĐỊNH TK BVTC VÀ XIN PHÉP XÂY DỰNG:

STT TÊN TÀI LIỆU SỐ LƯỢNG
GHI CHÚ
I PHÁP LÝ CHỦ ĐÂU TƯ (THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG VÀ XPXD)
1 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất + Chứng nhận sở hữu công trình 01 (Bản sao, công chứng)
2 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 01 (Bản sao, công chứng)
3 Giấy chứng nhận đậu tư 01 (Bản sao, công chứng)
II HỒ SƠ THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ  BẢN VẼ THI CÔNG (TK BVTC)
1 Tờ trình thẩm định Thiết kế  Bản vẽ thi công 01 (Bản gốc)
2 Báo cáo tổng hợp của CĐT 01 (Bản gốc)
3 Quyết định phê duyệt dự án đầu tư 01 (Bản gốc)
4 Thuyết minh TK Bản vẽ thi công 01 (Bản gốc)
5 Thuyết minh tinh toán 01 (Bản gốc)
6 Bản vẽ thiết kế thi công và XPXD 02 (Bản gốc)
7 VB thẩm duyệt PCCC + Bản vẽ PCCC 01 (Bản sao, công chứng)
8 VB phê duyệt môi trường (Bản cũ) 01 (Bản sao, công chứng)
9 Chỉ dẫn kỹ thuật 01 (Bản gốc)
10 Quy trình bảo trì công trình 01 (Bản gốc)
11 Thuyết minh dự án (Thuyết minh Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư XD) 01 (Bản gốc)
12 VB CĐT phê duyệt cho Đơn vị thiết kế sử dụng Quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế 01 (Bản gốc)
13 Báo cáo kiểm định chất lượng công trình 01 (Bản gốc)
14 Báo cáo Khảo sát địa chất công trình 01 (Bản gốc)
15 Nhiệm vụ khảo sát 01 (Bản gốc)
16 Đề cương khảo sát 01 (Bản gốc)
III HỒ SƠ XIN PHÉP XÂY DỰNG
1 Đơn xin cấp phép xây dựng (Cải tạo, sửa chữa) 01 (Bản gốc)
2 Quyết định phê duyệt dự án đầu tư 01 (Bản gốc)
3 VB thẩm duyệt PCCC 01 (Bản sao, công chứng)
4 VB phê duyệt môi trường (Bản cũ) 01 (Bản sao, công chứng)
IV HỒ SƠ NĂNG LỰC CỦA ĐƠN VỊ KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT, THIẾT KẾ , THẨM TRA THIẾT KẾ.
1 HỒ SƠ NĂNG LỰC CỦA ĐƠN VỊ KHẢO SÁT:
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 01 (Bản sao, công chứng)
Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng 01 (Bản sao, công chứng)
Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành XD 01 (Bản sao, công chứng)
CCHN của Chủ trì Khảo sát địa chất. 01 (Bản sao, công chứng)
Bảng kê khai kinh nghiệm của Tổ chức  khảo sát  01 (Bản chính)
2 HỒ SƠ NĂNG LỰC CỦA ĐƠN VỊ THIẾT KẾ KIẾN TRÚC, KẾT CẤU, CƠ ĐIỆN.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 01 (Bản sao, công chứng)
Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng 01 (Bản sao, công chứng)
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp 01 (Bản sao, công chứng)
Chứng chỉ hành nghề (Chủ trì thiết kế Kiến trúc, Kết cấu,Cơ điện) 01 (Bản sao, công chứng)
Bảng kê khai kinh nghiệm của tổ chức thiết kế 01 (Bản chính)
3 HỒ SƠ NĂNG LỰC CỦA ĐƠN VỊ THẨM TRA THIẾT KẾ 
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 01 (Bản sao, công chứng)
Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng 01 (Bản sao, công chứng)
Chứng chỉ hành nghề thẩm tra thiết kế (Chủ nhiệm thẩm tra, chủ trì thẩm tra thiết kế Kiến trúc, Kết cấu) 01 (Bản sao, công chứng)
Bảng kê khai kinh nghiệm của tổ chức thẩm tra 01 (Bản chính)
Báo cáo thẩm tra thiết kế BVTC 01 (Bản chính)
V HỒ SƠ KHÁC
1 Hình ảnh hiện hữu công trình xin cải tạo, sửa chữa 01 (Bản chính)
2 HỒ SƠ PHÁP LÝ CÔNG TRÌNH HIỆN HỮU: 

– Giấy phép xây dựng số xx/GPXD-BQL ngày 9/8/2016; 

– VB thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng công trình số xxxx/SXD-HĐXD ngày 8/8/2016; 

– VB số 124/CV-XD V.v kiểm tra hiện trạng công trình xxx ngày 23/1/2006; 

– VB số 6234/UBND-KTTH V.v chấp thuận việc thay đổi Chủ đầu tư trong hồ sơ xây dựng; 

– Giấy thẩm duyệt PCCC số xx/TD.PCCC ngày 31/1/2005; 

– Giấy thẩm duyệt PCCC số xx/TD.PCCC-P2 ngày 26/07/2016;

– VB nghiệm thu hệ thống PCCC số xx/XN.PCCC ngày 7/6/2005.

– VB nghiệm thu hệ thống PCCC số xxx/CSPC&CC-P2 ngày 15/8/2018.

– Bản vẽ hoàn công công trình hiện hữu có xác nhận của Sở XD Tỉnh Bình Dương.

01 (Bản sao, công chứng)

Đừng quên like và chia sẻ cho mọi người nếu thấy bài viết này hay nhé !

Related posts
H2A